Nguy cơ ngành thép tiếp tục chững lại trong năm 2020

Sau khi tăng trưởng giảm tốc trong nửa sau năm 2019, ngành thép Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong năm 2020 do sự trì trệ ở thị trường bất động sản và xu hướng bảo hộ trên thế giới.

Nguy cơ ngành thép tiếp tục chững lại trong năm 2020 - Ảnh 1.

Một đại lí thép xây dựng ở miền Bắc. Ảnh: Song Ngọc.

Theo thống kê của CTCP Chứng khoán SSI, nhóm cổ phiếu ngành thép giảm 4% về vốn hóa trong năm 2019 so với mức tăng 7,7% của VN-Index. Hai cổ phiếu lớn nhất ngành là HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát và HSG của CTCP Tập đoàn Hoa Sen diễn biến trái ngược. 

HPG giảm 1% trong khi HSG tăng trưởng tới 32%. Trong năm 2019, Hòa Phát công bố lợi nhuận 9 tháng đi xuống do giá nguyên liệu quặng sắt tăng đột biến còn Hoa Sen ghi nhận biên lợi nhuận gộp hồi phục.

Nguy cơ ngành thép tiếp tục chững lại trong năm 2020 - Ảnh 2.

Theo SSI, sau khi tăng trưởng 10% trong năm 2018, tiêu thụ thép diễn biến tích cực trong 4 tháng đầu năm 2019 với tổng sản lượng tăng 11% so với cùng kì. Sản lượng tiêu thụ trong nước tăng 15% do hoạt động xây dựng các dự án của những năm trước và việc giá thép phục hồi khuyến khích các đại lí tích lũy hàng tồn kho.

Tuy nhiên, từ tháng 5 đến tháng 11, nhu cầu giảm đáng kể với tổng sản lượng tiêu thụ không thay đổi so với cùng kì năm ngoái, trong đó sản lượng tiêu thụ trong nước tăng vừa phải ở mức 3,5%. 

Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ thành phẩm trong 11 tháng đầu 2019 tăng 3,5% so với cùng kì lên 15,4 triệu tấn, trong đó thép xây dựng đạt 9,7 triệu tấn (tăng 6,5%), sản lượng thép ống và tôn mạ không thay đổi ở 5,6 triệu tấn.

Mặc dù sản lượng xuất khẩu thép xây dựng tăng nhẹ 1,6% trong 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thép ống và tôn mạ giảm tới 19% so với cùng kì năm ngoái do sự lan rộng của xu hướng bảo hộ giữa các quốc gia để áp đặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu thép. 

Giá thép giảm do nhu cầu và xu hướng giá toàn cầu đi xuống đã dẫn đến thua lỗ ở một số công ty sản xuất thép xây dựng. Cụ thể theo SSI, sau khi phục hồi 6-7% trong 4 tháng đầu năm, giá thép xây dựng đã điều chỉnh 10% trong 7 tháng tiếp theo do nhu cầu và giá nguyên liệu thô giảm.

Giá thép giảm ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận của các công ty thép, dẫn tới nhiều công ty thua lỗ và phải cắt giảm sản lượng sản xuất, dẫn đến mất thị phần. Do đó, các công ty lớn có lợi thế hơn về chi phí sản xuất như Hòa Phát đã tận dụng được tình huống này để giành thị phần nhiều hơn.

Mặt khác, tỉ suất lợi nhuận của các công ty sản xuất thép dẹt đã phục hồi từ quí II/2019 nhờ giá thép cuộn cán nóng (HRC) điều chỉnh.

Nguy cơ ngành thép tiếp tục chững lại trong năm 2020 - Ảnh 3.

Dự đoán xu hướng năm 2020, SSI cho rằng sản lượng tiêu thụ khó có thể phục hồi mạnh mẽ, nhiều khả năng chỉ tăng trong khoảng 5-7% do sự trì trệ ở thị trường bất động sản cùng với đầu tư công chậm. Tuy nhiên, việc gia tăng giải ngân nguồn vốn FDI có thể là yếu tố hỗ trợ cho nhu cầu thép.

Trong năm 2020, tổng công suất thép xây dựng ước tính tăng 15%, đến từ khu liên hợp thép Dung Quất của Hòa Phát và nhà máy VAS Nghi Sơn với công suất lần lượt là 2 triệu tấn và 500.000 tấn, qua đó làm gia tăng cạnh tranh. 

Tuy nhiên, một phần của việc gia tăng công suất bù đắp cho việc đóng cửa một số dây chuyền sản xuất, ví dụ như từ Posco SS ở miền Nam với công suất 500.000 tấn/năm.Trong năm 2020, tổng công suất thép xây dựng ước tính tăng 15%, đến từ khu liên hợp thép Dung Quất của Hòa Phát và nhà máy VAS Nghi Sơn với công suất lần lượt là 2 triệu tấn và 500.000 tấn, qua đó làm gia tăng cạnh tranh. 

SSI cũng dự báo trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, xu hướng chiếm lĩnh thị phần trong mảng thép xây dựng có thể tăng tốc theo hướng có lợi cho các công ty lớn với lợi thế đáng kể về chi phí sản xuất, vận chuyển, và hệ thống phân phối như Hòa Phát. 

Tuy nhiên, do tỉ suất EBITDA của nhiều nhà sản xuất gần bằng 0, SSI cho rằng áp lực giảm giá thép không quá lớn, do các công ty nhỏ hơn và không hiệu quả có thể chọn cắt giảm sản lượng sản xuất khi doanh thu không thể bù đắp được chi phí.

So với thép xây dựng, thị trường tôn mạ có thể ổn định hơn trong năm 2020 do các công ty lớn nhất không có kế hoạch mở rộng công suất trong năm tới.

Sự lan rộng xu hướng bảo hộ có khả năng còn diễn ra. Việt Nam có thể gia hạn các mức thuế bảo hộ cho thép dài trong năm tới. Mức thuế hiện tại là 17,3% đối với phôi thép dài và 10,9% đối với thép xây dựng. 

Ngay cả trong trường hợp thuế không được gia hạn, áp lực từ Trung Quốc tăng không đáng kể do giá thép hiện tại ở Trung Quốc không chênh lệch nhiều với giá thép ở Việt Nam.

Về các vấn đề rủi ro đối với ngành thép, SSI cho rằng việc nền kinh tế Trung Quốc chậm lại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu thép ở các công ty sản xuất lớn nhất thế giới, và có tác động gián tiếp đến giá thép trong nước ở Việt Nam.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, nhu cầu thép ở Trung Quốc trong năm 2020 ước tính tăng 1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng ước tính là 7,8% trong năm 2019. Do đó, tổng mức tăng trưởng nhu cầu thép thế giới ước tính đạt 1,7% trong năm 2020, giảm từ 3,9% trong năm 2019.

Công suất tăng đáng kể trong khi nhu cầu tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là thép xây dựng, có thể gia tăng sức ép cạnh tranh cho thị trường trong nước, và làm giá thép trong nước biến động mạnh hơn.

Tin tức khác

Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, Phường Phú Mỹ, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam 
Tel: (0254) 3922 091

Công ty Cổ Phần Thép Vicasa - Vnsteel

Đường số 9, Khu công nghiệp Biên hòa 1, P.An Bình, TP.Biên hòa, Việt Nam.

Tel: (0251).3836148 - 3836090 

Fax: (0251).3836505 - 3834947


Công ty Cổ Phần Thép Thủ Đức - Vnsteel

Km9, Xa Lộ Hà Nội, P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tel: (028) 38969612 - (028) 37312466

Fax: (028) 37310154


Công ty Cổ Phần Thép Nhà Bè - Vnsteel

Lô 2, Đường Số 3, KCN Nhơn Trạch II, Nhơn Phú, Xã Phú Hội, H.Nhơn Trạch, T.Đồng Nai

Tel:   (0251) 35 696 72 

Fax:  (028) 35 696 73